Tương lai khó đoán định

Cuối tháng 2, Nga tuyên bố chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Cuộc chiến năng lượng và lệnh trừng phạt của các nước châu Âu, Mỹ áp đặt lên quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai trên thế giới đã khiến giá dầu tăng kỷ lục từ sau khủng hoảng tài chính 2008. Giá dầu đã có lúc lên đến gần 140 USD/thùng và có khả năng tiếp tục tăng cao, kéo theo giá xăng còn lên cao hơn nữa.

Trong nước, ngày 11/3/2022, giá xăng đã có lần tăng thứ 7 liên tiếp, xăn RON 95 chạm mốc 29.842 đồng/lít. Thực tế, kể từ tháng 4/2022, giá dầu đã liên tục điều chỉnh kể từ sau khi chạm đáy vào tháng 4/2020. Xung đột Nga – Ukraine với những lo ngại về gián đoạn xuất khẩu năng lượng hay các hành động trừng phạt của Mĩ và châu Âu không phải là lí do duy nhất khiến dầu thế giới có những phiên tăng giá chóng mặt. Giới hạn nguồn cung cũng là một trong những lí do chính đằng sau hiện tượng này.

Sau hơn 2 năm, đại dịch Covid khiến cả thế giới chao đảo, nhiều nền kinh tế đã phục hồi tích cực dẫn đến nhu cầu nhập khẩu xăng, dầu tăng trở lại. Trong khi đó theo số liệu, OPEC+ (Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác) dù cam kết tăng sản lượng nguồn cung ở mức 400.000 thùng/ngày, tổ chức này mới chỉ đáp ứng được 150.000 thùng/ngày vào tháng 1 vừa qua.


Giá xăng liên tục tăng giá (Nguồn: Internet)
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị Nga – Ukraine còn chưa có hồi kết và nếu OPEC chưa thể đáp ứng được nhu cầu tăng sản lượng dầu toàn cầu, đà tăng/ giảm của giá dầu được cho là vô cùng khó dự đoán. Giá dầu tăng đồng nghĩa với chi phí sản xuất, giá hàng hóa tăng cao, góp phần gia tăng tỉ lệ lạm phát, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của kinh tế.

Tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã ghi nhận chỉ sổ giá tiêu dùng (CPI) tăng kỉ lục trong bốn thập kỷ qua, chạm mốc 7,9%. Chỉ số này đã phản ánh thực trạng giá cả, đặc biệt là giá xăng, thực phẩm, nhà ở liên tục leo thang. Mỹ cũng đang tìm các hướng giải pháp giúp thay thế nguồn cung dầu mỏ từ Nga, trong đó có thể kể tới nhiều quốc gia có trữ lượng lớn tại khu vực Nam Mỹ như Venezuela, Mexico, hay Ecuador.

Tại Trung Quốc, chính sách "Zero-COVID" của Chính phủ cũng đang làm cho nhu cầu về dầu và các sản phẩm từ xăng dầu của Trung Quốc giảm mạnh. Tuy nhiên, vấn đề sẽ chỉ là thời gian bởi Trung Quốc sẽ sớm khởi động lại toàn bộ nền kinh tế và nhu cầu dầu sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng khó đoán định, giá cả hàng hóa tăng cao trên toàn cầu, nhiều chuyên gia kinh tế không khỏi lo ngại một tương lai lạm phát kèm suy thoái của nhiều nền kinh tế trên toàn cầu.

Kịch bản VNINDEX khi giá dầu tiếp tục tăng

Là nước nhập khẩu nhiều nhiên liệu, nền kinh tế Việt Nam không tránh khỏi sức ép khi giá xăng, dầu tăng cao đặc biệt khi Việt Nam đang mở cửa trở lại và trên đà phục hồi kinh tế sau thời gian dài ảnh hưởng đại dịch Covid. Vậy nếu giá dầu tiếp tục tăng sẽ có những ảnh hưởng và tác động nào lên thị trường chứng khoán Việt Nam?

Theo đại diện CTCP Chứng khoán Stanley Brothers (SBSI), VNINDEX sẽ có những phiên giằng co, đi ngang với sự cẩn trọng của nhà đầu tư. Song xu hướng này sẽ không kéo dài và thị trường sẽ có những phiên hồi phục, tăng điểm dựa trên những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, lạm phát chưa phải là mối lo lớn khi Việt Nam có khả năng kiểm soát lạm phát trong mức mục tiêu là 4%. Theo đó, giá xăng tăng giá có thể ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi kinh tế của Việt Nam sau đại dịch, nhưng không làm giảm đà tăng trưởng của nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp thuộc nhóm năng lượng, nguyên vật liệu, hàng hóa cũng có thể hưởng lợi khi giá xăng, dầu tăng. Do đó, nếu nhà đầu tư nắm bắt đúng nhóm ngành và xu thế thị trường vẫn có thể thu lợi nhuận tốt.

Thứ hai, tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đã trở nên vững vàng hơn. Trải qua gần 1 tháng trước những tin tức tiêu cực từ thị trường như chiến sự Nga – Ukraine, giá dầu leo thang, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có những phiên giao dịch tích cực với khối lượng lớn dù VNINDEX có xu hướng đi ngang. Thực tế, nhiều nhà đầu tư vẫn ở tâm thế lạc quan về tình hình phục hồi, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dù giá xăng dầu tăng, đặc biệt khi chính phủ có những công cụ hỗ trợ kịp thời để trợ giá xăng dầu, nguồn cung dầu thế giới tăng trở lại vào tháng 4 theo cam kết của OPEC.

Thứ ba, Việt Nam đã gần như điều chỉnh các chính sách cho hoạt động của nền kinh tế về như thời kỳ trước đại dịch Covid-19, báo hiệu rằng Việt Nam đang tiến tới coi Covid-19 là bệnh đặc hữu và sẽ không còn là rào cản cho các hoạt động kinh tế thường nhật của người dân. Do đó, nền kinh tế sẽ sớm hồi phục trở lại, thị trường chứng khoán cũng có diễn biến tích cực hơn trong thời gian tới,
 
Theo SBSI